Chuyển đổi số giúp tăng hiệu quả trong lĩnh vực y tế
Chiều 14.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Thu Tùng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết hiện nay tình hình bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh và tăng cao trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, đã có 1 trường hợp là trẻ em tử vong do bệnh sởi.Theo thông tin do Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cung cấp, vào tháng 1 vừa qua, 1 học sinh lớp 5, trú tại Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã tử vong do bệnh sởi. Đây là trường hợp không được tiêm chủng bệnh sởi. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 1.1 đến ngày 9.2, TP.Đà Nẵng ghi nhận 599 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 245 trường hợp xác định mắc sởi. Trước tình trạng này, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng liều các loại vắc xin. Đối với các trẻ tham gia tiêm chủng dịch vụ, thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ hoặc tư vấn người dân cho trẻ đến các trạm y tế xã, phường để tiêm chủng vắc xin sởi lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi. Đồng thời, không hướng dẫn và không để trẻ đợi đến 1 tuổi mới tiêm mũi 1 vắc xin có thành phần sởi. Liên quan đến tình hình bệnh cúm, TP.Đà Nẵng đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, tháng 11 - 12.2024 ghi nhận 185 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh (trong tổng số 989 trường hợp của cả năm 2024, chiếm tỷ lệ 18,7%). Tháng 1.2025 ghi nhận 122 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2024.UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Địa phương khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời…Ngành giáo dục TP.Đà Nẵng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm mùa theo hướng dẫn của ngành y tế tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn. UBND TP.Đà Nẵng cũng giao UBND các quận, huyện kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù vắc xin cho học sinh mầm non, tiểu học theo kế hoạch.Chàng thủy thủ bỏ công việc mơ ước, về bờ... bán nem nướng gia truyền
Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch.
Nên làm gì để tránh ‘cháy da’ ngày nắng?
Lực lượng Không gian Mỹ ngày 20.2 công bố bức ảnh mà phi thuyền X-37B chụp lần đầu tiên từ không gian. Bức ảnh được chụp sau khi phi thuyền được phóng lên trong sứ mệnh thứ 7 vào cuối năm 2023.Theo trang Business Insider, trong quá trình thử nghiệm trong quỹ đạo hình ê-líp, X-37B đã chụp ảnh Trái đất từ phía trên châu Phi.Từ khi được phóng lên, X-37B đã thử nghiệm nhiều công nghệ tương lai trong lĩnh vực không gian và lần đầu thử nghiệm điều chỉnh vị trí trong quỹ đạo với lượng nhiên liệu tối thiểu.Theo Business Insider, dự án X-37 ban đầu được Cơ quan Hàng không Không gian Mỹ (NASA) giao cho Boeing phát triển nhưng sau đó giao lại cho Cơ quan các dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) vào năm 2004 và được liệt vào diện dự án bí mật quân sự.Năm 2006, Không quân Mỹ công bố phát triển phi thuyền X-37B, được thiết kế để hoạt động trong quỹ đạo với vận tốc gần 28.163 km/giờ trong 270 ngày. X-37B được phóng lên bằng tên lửa đẩy và tự hoạt động trong không gian dài ngày trước khi trở về Trái đất và hạ cánh như máy bay.Trong 7 sứ mệnh, X-37B đã thực hiện nhiều nhiệm vụ như thử nghiệm vật liệu trong môi trường không gian hay phóng vệ tinh nhỏ.Chiếc X-37B đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào tháng 4.2010 và hoạt động trong 225 ngày trước khi trở về Trái đất. Năm 2020, sứ mệnh thứ 6 của X-37B được triển khai và phi thuyền đã ở trong không gian 908 ngày, mức kỷ lục.Sứ mệnh lần 7 được phóng vào tháng 12.2023 bằng tên lửa đẩy Falcon Heavy của SpaceX. Mục tiêu của nhiệm vụ này là thử nghiệm các công nghệ nhận thức lĩnh vực không gian tương lai và phân tích tác động của phóng xạ lên hạt giống trong các chuyến du hành không gian, cùng một số nhiệm vụ khác.Đã có nhiều đồn đoán về mục đích của dự án phi thuyền tuyệt mật này, với một số ý kiến cho rằng X-37B có thể là phi thuyền trang bị vũ khí không gian hoặc là công cụ tình báo, do thám từ không gian.
Ngày 19.3, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau. Tại đây, nhiều nội dung quan trọng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã được thảo luận, định hướng cho năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ Cà Mau tự hào, vững tin theo Đảng".Tại buổi làm việc, anh Nguyễn Hoàng Đạo, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, báo cáo những kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua. Năm 2025, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức 12 hoạt động phong trào cấp tỉnh, đồng thời tham gia 8 hoạt động cấp khu vực và toàn quốc.Đại diện lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất Đoàn thanh niên cần chủ động nghiên cứu, định hướng các mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với xu thế mới.Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Hồ Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đoàn thanh niên tỉnh Cà Mau. Đồng thời, yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2025, chú trọng triển khai các công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực, có tính lan tỏa cao trong xã hội. Các hoạt động cần được chọn lọc để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và có sản phẩm cụ thể.Bí thư Tỉnh ủy kỳ vọng tuổi trẻ Cà Mau tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Phải có chỉ số EQ cao thì doanh nghiệp mới tuyển dụng?
Trong nước, chiều nay (2.5) đến kỳ điều chỉnh giá mới. Số liệu tham chiếu từ thị trường Singapore cho thấy, giá xăng có thể tăng nhẹ dưới mức 100 đồng/lít, trong khi các mặt hàng dầu có tăng và giảm nhẹ không đáng kể. Dự báo này chưa bao gồm Quỹ bình ổn giá xăng dầu và các loại thuế phí, nếu có thay đổi. Một số doanh nghiệp cho rằng, nếu cơ quan điều hành sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá, có thể giá xăng dầu đi ngang, không thay đổi.